Chào mừng đến với website Phòng Nội Vụ Thành Phố Tam Kỳ









Hình ảnh hoạt động

  • 6

  • 5

  • 4

  • 3

  • 2

  • 2

  • 1

  • HN CCHC

  • Trao QĐ bổ nhiệm Chánh VP, GĐ BQL dự án, Phó Trưởng phòng Nội vụ

  • HN thi đua Ảnh: a

  • HN thi đua Ảnh: a

  • HN thi đua Ảnh: a

  • HN thi đua Ảnh: a

  • HN thi đua Ảnh: a

  • HN thi đua Ảnh: a

  • HN thi đua Ảnh: a

  • HN thi đua Ảnh: a

  • HN thi đua Ảnh: a

  • HN thi đua Ảnh: a

  • HN thi đua Ảnh: a

  • HN thi đua Ảnh: a

  • HN thi đua Ảnh: a

  • HN thi đua Ảnh: a

  • HN thi đua Ảnh: a

  • HN CBCC2 Ảnh: a

  • HN CBCC Ảnh: a
    
Đà Nẵng: Cần chuẩn bị kỹ lộ trình “thay áo” cho chính quyền đô thị
Người đăng: QT Hệ thống .Ngày đăng: 30/12/2013 10:40 .Lượt xem: 1654 lượt.
Ngày 19-9, Ban Chỉ đạo xây dựng đề án thí điểm mô hình Chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng đã tổ chức cuộc họp để hiệu chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh các chuyên đề thuộc Đề án, chuẩn bị trình Thường trực HĐND, UBND thành phố trước khi đưa ra báo cáo Ban Thường vụ Thành uỷ và triển khai các bước tiếp theo. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phùng Tấn Viết, Phó Trưởng BCĐ chủ trì cuộc họp.

Sắp xếp nhân sự phù hợp với mô hình chính quyền mới

Giám đốc Sở Nội vụ Đặng Công Ngữ cho biết, vừa qua, thành phố đã tổ chức thành công 2 hội thảo nhằm lấy ý kiến góp ý Thường trực HĐND thành phố, Ban Thường trực UBMTTQVN thành phố, các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, quận, huyện, phường, xã; các cơ quan tham mưu, giúp việc Thành ủy; các cơ quan trung ương, các trường đại học, học viện đóng trên địa bàn thành phố và các nhà khoa học, cán bộ hưu trí cao cấp của thành phố về Đề án thí điểm Chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng. Đa số các ý kiến cho rằng, Đà Nẵng đã hội tụ các điều kiện cần và đủ để triển khai thí điểm mô hình này. Trong đó, đáng chú ý là các đại biểu cho rằng, với tốc độ đô thị hoá nhanh và mạnh như hiện nay, cần sớm chuyển 11 xã của huyện Hoà Vang thành phường. Điều này bảo đảm tính nhất quán quản lý đô thị thuần nhất, tránh tình trạng chính quyền đô thị lại bao gồm nông thôn và tổ chức nhiệm vụ quản lý trên địa bàn nông thôn. Với việc thực hiện thành công không tổ chức HĐND quận, huyện tạo tiền đề “chín muồi” cho việc triển khai ngay Chính quyền đô thị 2 cấp gồm HĐND thành phố, UBND thành phố và UBND phường, xã.

Ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng Ban tổ chức Thành uỷ cho rằng, lý do lớn nhất khiến các đơn vị còn ngần ngại trong việc tổ chức ngay chính quyền 2 cấp là sợ đảm đương, gánh vác không nổi công việc khi có sự thay đổi trong một thời gian ngắn như vậy. Để khắc phục điều này, thành phố có thể tổ chức 7 văn phòng đại diện UBND thành phố đặt tại 7 cơ quan hành chính quận, kết thúc sứ mệnh lịch sử của UBND quận, huyện. Bên cạnh đó, vấn đề cán bộ cũng khiến nhiều người phân vân. “Nhưng với mô hình nào thì cả 3 cấp cũng đều xáo trộn về nhân sự” – ông Tiếng khẳng định. Khi thực hiện mô hình 2 cấp, bỏ cấp quận, huyện thì sẽ bố trí cán bộ công chức về 2 phía, các sở, ngành và UBND các xã, phường. Bộ máy lúc đầu có thể sẽ tăng, thậm chí có sở sẽ tăng gấp đôi. Nhưng với mô hình mới, các sở sẽ chuyển từ chức năng tham mưu sang chức năng quản lý nhà nước, Giám đốc Sở sẽ phải giữ vai trò là tư lệnh ngành, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về ngành, lĩnh vực phụ trách, việc quản lý theo ngành dọc rất rộng và nặng nên việc bổ sung thêm người là hợp lý. Vấn đề đặt ra là, với quyền tự chủ của mình, thành phố sẽ làm gì để trả lương xứng đáng cho đội ngũ cán bộ công chức để họ phát huy hết năng lực, kiến thức chuyên môn để phục vụ công việc, giữ gìn đạo đức công vụ.

Đánh giá về thời gian triển khai thực hiện thí điểm đề án, ông Võ Công Trí - Trưởng Ban Tuyên giáo cho rằng, khó có thể bước vào thực hiện ngay mô hình tổ chức chính quyền 2 cấp trong giai đoạn đầu (dự kiến năm 2014), bởi việc chuyển đổi 11 xã lên phường không phải là một việc dễ dàng, còn phải lập đề án, trình Chính phủ… Hơn nữa, đây là mô hình lần đầu tiên được tổ chức nên chúng ta phải chuẩn bị thật kỹ lộ trình, “chậm nhưng chắc”, để đến năm 2016 có thể bước vào thực hiện mô hình chính quyền mới.

Đổi mới cơ chế tài chính, đầu tư

Một vấn đề quan trọng theo ông Bùi Văn Tiếng, là Đà Nẵng phải nghiên cứu xây dựng một cơ chế tài chính và kêu gọi đầu tư như thế nào cho hợp lý, tăng tính tự chủ cho thành phố và có định hướng lâu dài. Thống nhất về vấn đề này, ông Hồ Kỳ Minh, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội thành phố cho rằng, cần cho phép HĐND thành phố quyết định mức trần nợ công và huy động vốn; thành phố thực hiện chức năng quản lý đầu tư vốn nhà nước.

Về vấn đề này, trong dự thảo của Đề án đưa ra đề nghị phải phân định rõ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Đối với ngân sách Trung ương, việc thu – chi theo cơ chế uỷ nhiệm, chịu sự giám sát của Trung ương. Căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội từng thời kỳ để quy định tỷ lệ % điều tiết số tiền thu nộp về ngân sách cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố. Đối với ngân sách địa phương, thành phố hoàn toàn tự chủ thu – chi và tự chịu trách nhiệm. Dự thảo cũng đề nghị cho phép HĐND thành phố được quyết định trong việc vay nợ để đầu tư trên cơ sở tự cân đối khả năng trả nợ; cho phép chính quyền mở rộng chức năng của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố thành định chế tài chính đầu tư độc lập, thực hiện chức năng huy động vốn đầu tư, xây dựng thành Tập đoàn tài chính - đầu tư của chính quyền thành phố nhằm tạo thêm một đối tác mạnh của nhà nước tham gia vào thị trường tài chính trong quá trình mở cửa hội nhập.

Về thẩm quyền quy hoạch và, kế hoạch và đầu tư, dựa trên nguồn vốn đầu tư để xác định thẩm quyền các dự án, công trình được xác định là cấp quốc gia và những công trình do nguồn vốn Trung ương trợ cấp đầu tư thì dù ở quy mô nào đều do Chính phủ quyết định phê duyệt dự án; uỷ quyền cho Chủ tịch UBND thành phố triển khai dự án. Đối với dự án thuộc ngân sách địa phương, dù ở quy mô nào, đều do HĐND thành phố quyết định chủ trương đầu tư, giao Chủ tịch UBND thành phố triển khai dự án.

Theo kế hoạch, bản dự thảo Đề án thí điểm chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng sẽ được bổ sung, hoàn chỉnh để báo cáo Ban Thường vụ Thành uỷ và Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố vào cuối tháng 9; báo cáo tại Kỳ họp bất thường của HĐND thành phố vào đầu tháng 10. Bản dự thảo sẽ được kết hợp báo cáo Bộ Chính trị trong buổi làm việc của Ban Thường vụ Thành ủy với tập thể Bộ Chính trị về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ-BCT của Bộ Chính trị, dự kiến tổ chức vào cuối năm 2013 tại thành phố Đà Nẵng.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Quyết liệt thực hiện Đề án “Đơn giản hoá giấy tờ công dân”
Tam Kỳ thi tuyển chức danh hiệu trưởng trường tiểu học: Tìm người thực tài
Đổi mới tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã, phường
Bộ Nội vụ tổ chức Lớp Bồi dưỡng công chức chuyên trách cải cách hành chính
Khởi động Dự án Cải cách hành chính Bộ Nội vụ giai đoạn 2013 – 2016
Nhân thông điệp đầu năm của Thủ tướng: Cải cách hành chính - không ít cam go
Công bố kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2012 (PAR INDEX 2012) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách hành chính năm 2014
UBND tỉnh phê duyệt Phương án điều tra xác định Chỉ số cải cách hành chính
Tiện ích "3 trong 1"
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Khởi động Dự án Cải cách hành chính Bộ Nội vụ giai đoạn 2013 – 2016
Thủ tục hải quan sẽ chuyển hẳn sang điện tử

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG NỘI VỤ THÀNH PHỐ TAM KỲ

Địa chỉ: 70 Hùng Vương, Tam Kỳ, Quảng Nam

Thiết kể bởi Trung tâm Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông Quảng Nam (QTI)